Các bạn có thể hiểu đơn giản nhất về khí canh là hệ thống trồng cây không cần đất, dinh dưỡng cung cấp cho cây dưới dạng nước được phun sương mù.
Mô hình nhà màng trồng rau sạch sử dụng phương pháp khí canh
Hệ thống là kết quả tiến bộ khoa học nông nghiệp; áp dụng những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm về thủy canh.
Một hệ thống khí canh cơ bản gồm các bộ phận là: giá đỡ, hệ thống cung cấp dinh dưỡng, hệ thống chiếu sáng (nếu trồng cây trong nhà), hệ thống cảm biến:
- Giá đỡ: là bộ phận bề mặt có tác dụng cố định cây trong thời gian phát triển
- Hệ thống cung cấp dinh dưỡng là bình chứa dinh dưỡng nuôi cây; hệ thống ống dẫn, đầu phun dinh dưỡng và máy bơm vận hành hệ thống; timer hẹn giờ kích hoạt hệ thống phun sương.
- Hệ thống cảm biến: nhằm đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và mức nước trong bồn
Hệ thống khí canh trồng rau cải thảo dún
Ưu và nhược điểm của kỹ thuật khí canh
Ưu điểm: áp dụng công nghệ hiện đại của ngành công nghệ sinh học kết hợp tin học, tự động hóa và công nghệ vật liệu mới. Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng rau (tiết kiệm 90% nước) hơn cả phương pháp thủy canh truyền thống. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh năng suất cao gấp 1,5 lần so với kỹ thuật trồng cây truyền thống. Chủ động được nguồn dinh dưỡng không ảnh hưởng bởi môi trường mang lại nguồn rau sạch an toàn cho người sử dụng. Tạo môi trường sạch bệnh hạn chế tối đa can thiệp của thuốc trừ sâu bệnh, hóa chất độc hại.
Hệ thống khí canh trồng rau xà lách
Nhược điểm: Chi phí dùng để đầu tư ban đầu khá cao, vận hành, sửa chữa khá lớn. Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều. Thường xuyên kiểm tra cây trồng nhằm đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Một số loại cây thích hợp với phương pháp khí canh: các loại rau ăn thông thường, cà rốt, củ cải đường, tỏi tây, sả chanh, đậu bắp, củ cải,…
Phương Hoa