Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được cải thiện và phát triển hơn, từ đó cũng dẫn đến những nhu cầu ngày càng nhiều trong tiêu dùng, sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần. Các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày như thịt, cá tăng lên đáng kể và việc mỗi nhà có ít nhất một thú nuôi cũng phổ biến hơn hẳn so với trước đây. Vì vậy mà trong những năm gần đây ngành Thú y càng được chú trọng nhiều hơn để theo dõi cũng như chăm sóc cho gia súc và vật nuôi một cách tốt nhất. Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh thú y cho kết quả với độ tin cậy cao, cần có một phần góp sức không nhỏ của công cụ Sinh học phân tử thuộc chuyên môn Công nghệ Sinh học.
Công cụ sinh học phân tử ở đây là kỹ thuật xác định trình tự gene của tác nhân gây bệnh, cụ thể là dùng một số phương pháp như chuỗi phản ứng khuếch đại gene (polymerase chain reaction, PCR) và giải trình tự gene (sequencing).
Phương pháp PCR được Kary Mullis và cộng sự (Mỹ) phát minh năm 1985 và kể từ đó đã tạo nên một tác động to lớn đối với các nghiên cứu sinh học trên toàn thế giới. Một phản ứng PCR cơ bản gồm có những thành phần: DNA khuôn được thu từ mẫu bệnh, enzyme (Taq polymerase), dNTP (deoxy nucleoside triphosphate), đoạn mồi (Primer), dung dịch đệm (buffer) và nước. Nguyên lý hoạt động của phản ứng dựa trên sự thay đổi nhiệt độ còn gọi là các chu trình nhiệt, sản phẩm của PCR được kiểm tra bằng cách điện di trên gel agarose (gel phân tách các phân tử DNA hoặc RNA có kích thước từ 20 bp –20 kb).
Kỹ thuật điện di trong sinh học phân tử nhằm xác định kích thước bộ gene của tác nhân gây bệnh sau khi thực hiện phản ừng PCR với primer đặc hiệu
Nắm rõ được vị trí, tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật ngày càng nâng cao cũng như xu hướng phát triển của thời kì công nghệ 4.0 công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khoa Công nghệ Sinh học trường đại học Nguyễn Tất Thành cũng không ngừng đổi mới, trang bị thiết bị máy móc phòng thí nghiệm hiện đại nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy và học tại Trường. Riêng phòng thí nghiệm Sinh học phân tử tại khoa hiện nay đã đầu tư hai máy PCR phục vụ cho nghiên cứu, các thiết bị, máy móc liên quan như tủ an toàn sinh học cấp 2, bộ điện di ngang và đứng, micropipet, … và rất nhiều các dụng cụ khác.
Không những thế, vài năm trở lại đây khoa Công nghệ Sinh học đại học Nguyễn Tất Thành luôn khuyến khích sinh viên tích cực thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có một số đề tài ứng dụng công cụ sinh học phân tử để chẩn đoán bệnh trên Thú y đã được đánh giá khá tốt phải kể đến như là:
- Chẩn đoán và định danh parvovirus trong mẫu phân tiêu chảy trên chó tại một số phòng khám tại Bắc Ninh
- Chẩn đoán và định danh parvovirus trong mẫu phân tiêu chảy trên chó tại một số phòng khám tại TP. HCM
- Ứng dụng phản ứng PCR phát hiện virus dịch tả lợn Châu Phi gây bệnh trên lợn tại Việt Nam
Sinh viên khoa Công nghệ Sinh học Đại học Nguyễn Tất Thành với những giờ thực hành thực tế trong phòng lab Sinh học Phân tử
Ngoài ra Nhà trường và Khoa cũng chú trọng tìm hiểu đến cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường của ngành Công nghệ Sinh học nói chung.
Cơ hội việc làm nghành Công nghệ Sinh học
- Kỹ thuật viên (sinh hóa, vi sinh, ký sinh trùng, sinh học phân tử, tế bào học) ở các bệnh viện,trung tâm phân tích an toàn thực phẩm, trung tâm phân tích môi trường, trung tâm thú y, doanh nghiệp dược…
- Nghiên cứu viên ở các viện và trung tâm nghiên cứu
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Trung cấp, THPT
- Mở công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ sức khỏe cộng đồng
Bên cạnh lực lượng giảng viên có học hàm, học vị cao, SV còn có cơ hội tiếp cận với Giảng viên doanh nhân là các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các viện/trung tâm nghiên cứu, bệnh viện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học… Nhiều đợt tập huấn ngoại khóa được triển khai trong suốt quá trình học giúp SV nâng cao kỹ năng trước khi ra trường.
Trần Kiên Cường