GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Bệnh học thủy sản, bên cạnh kiến thức chuyên môn, còn tập trung vào nghiên cứu phát hiện, chẩn đoán và chữa trị các bệnh trong nuôi trồng thủy sản; quản lý dịch bệnh trên đối tượng thủy sản.
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Mục tiêu tổng quát:
Bệnh học thủy sản trang bị cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển nhận thức, tư duy độc lập, năng lực phân tích và trách nhiệm cá nhân, sức khỏe, thẩm mỹ, khả năng đạt được thành công về nghề nghiệp trong lịnh vực Bệnh học thủy sản ở trình độ đại học, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên học xong môn học, có thể:
- Có đủ kiến thức cơ bản về Bệnh học thủy sản và ứng dụng: Phát hiện, chẩn đoán và chữa trị các bệnh trong nuôi trồng thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, thực hiện các nghiên cứu khoa học về bệnh học thủy sản và chuyển giao công nghệ chẩn đoán, phòng trị bệnh ở động vật thủy sản, kinh doanh và dịch vụ thú y về thủy sản.
- Biết được vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư Bệnh học thuỷ sản; Có thể phân tích được tác động của ngành học đối với xã hội và môi trường; Hiểu được bối cảnh doanh nghiệp và kinh doanh của ngành học; Có khả năng triển khai nghiên cứu, quản lý, nuôi trồng, chẩn đoán và điều trị bệnh thuỷ sản, kinh doanh.
KIẾN THỨC LĨNH HỘI
Một số đề tài tốt nghiệp đã được sinh viên thực hiện và bảo vệ tại Khoa Công nghệ Sinh học, trường ĐH. Nguyễn Tất Thành:
- Phát hiện virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) trên tôm thẻ chân trắng bằng kỹ thuật real-time PCR.
- Xây dựng quy trình real-time PCR phát hiện bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm.
- Đánh giá khả năng diệt Edwardsiella ictaluri của chế phẩm AgNPs/PVA trong điều kiện in vitro và môi trường ương nuôi cá tra.
- Đánh giá hiệu quả bảo vệ kháng lại virus WSSV (White spot syndrom virus) của chủng Vibrio harveyi đột biến gen WZZ biểu hiện protein vỏ VP28 bằng phương pháp ngâm trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
- Phân lập các chủng Vibrio sp. phục vụ cho việc kiểm tra độ đặc hiệu của kit PCR/Lamp phát hiện bệnh EMS trên tôm.
- Tạo chủng Vibrio harveyi đột biến gen wzz (0-antigen chain length determinant gene) biểu hiện protein vỏ VP28 của virus gây bệnh đốm trắng WSSV (white spot syndrome virus).
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Học phần lý thuyết được giảng viên cơ hữu trong Khoa Công nghệ Sinh học thiết kế và giảng dạy phù hợp với đối tượng sinh viên năm 4. Ngoài ra, Khoa còn kết hợp với các giảng viên Doanh nghiệp có kinh nghiệm về Bệnh học thủy sản giúp sinh viên cập nhật kiến thức chuyên môn, cung cấp góc nhìn thực tiễn và tạo cảm hứng cho sinh viên.
Bên cạnh đó, với tinh thần “thực học,thực hành”, học phần thực hành tạo điều kiện cho sinh viên thao tác thực tế trong phòng thí nghiệm của Khoa và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM, có thể kiến tập tại các Doanh nghiệp liên kết đào tạo. Điều này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc và tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường tại các Viện nghiên cứu, các trang trại nuôi trồng thủy sản (như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản II, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, TTCNSH…)
Phạm Thị Hải Hà