NGÀNH THÚ Y – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Triết lý đào tạo

“Giàu tri thức – Giỏi kỹ năng – Vững tay nghề – Chắc tương lai”

Ngành Thú Y cam kết xây dựng một chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chí:

Giàu tri thức: Cung cấp kiến thức toàn diện, từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập toàn cầu.

Giỏi kỹ năng: Đào tạo sinh viên các kỹ năng chuyên môn như chẩn đoán bệnh, xử lý dịch bệnh, chăm sóc động vật,… cũng như kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý.

Vững tay nghề: Tăng cường thực hành, thực tập tại các phòng mạch thú y, bệnh viện thú y, phòng thí nghiệm, trang trại và các công ty để sinh viên tự tin xử lý các tình huống thực tế.

Chắc tương lai: Sinh viên có đầy đủ năng lực, kiến thức và kỹ năng để phát triển sự nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu xã hội trong nước và thế giới.

Với định hướng đào tạo gắn liền thực tiễn và hội nhập, ngành Thú Y không chỉ là lựa chọn nghề nghiệp mà còn là cơ hội để sinh viên đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam và thú y thế giới.

Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ và đầy đủ, đội ngũ Giảng viên chuyên môn giỏi và tay nghề cao

Chương trình đào tạo ngành Thú Y được xây dựng hướng đến mục tiêu:”Thực học-Thực hành-Thực danh-Thực nghiệp’’; được sự góp ý và hỗ trợ xây dựng của các chuyên gia, nhà giáo nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Thú y. Các phòng thí nghiệm, thực hành Thú y được trang bị đồng bộ và đầy đủ, trang thiết bị hiện đại giúp sinh viên được thực học, được thực hành và được thực nghiên cứu trong môi trường chuyên nghiệp hiện đại và tiên tiến. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.

Đội ngũ Giảng viên được đào tạo chính quy từ các trường Đại học chuyên ngành Thú y nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu. Các nghiên cứu của Giảng viên đã và đang được công bố trên các Tạp chí Thú y có uy tín trong và ngoài nước.

Hợp tác trong và ngoài nước

Sinh viên ngành Thú Y được tạo điều kiện tham gia thực hành, thực tập tại các phòng mạch, bệnh viện Thú Y, trang trại, công ty thuốc thú y, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, và các cơ quan quản lý nhà nước về Thú Y. Đây là những đối tác quan trọng của nhà trường trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng thực tiễn cho sinh viên.

Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội nhận nhiều loại học bổng từ các chương trình hợp tác với các công ty đối tác trong lĩnh vực Thú Y. Nhà trường cũng khuyến khích và hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình trao đổi quốc tế, tiếp cận với môi trường học tập tiên tiến và đa văn hóa, mở rộng kiến thức và kỹ năng ở cấp độ toàn cầu.

Đặc biệt, thông qua các chương trình hợp tác chiến lược giữa trường Đại học Nguyễn Tất Thành với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp sinh viên có cơ hội nhận được học bổng toàn phần hoặc bán phần hay tham gia chương trình exchange student ở nước ngoài. Đây là cơ hội giúp sinh viên tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, phát triển toàn diện năng lực cá nhân, và xây dựng những nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.Chương trình cam kết mang đến sự kết nối chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và các đối tác trong và ngoài nước, đảm bảo sinh viên có đầy đủ hành trang để tự tin bước ra làm việc chuyên nghiệp.

Đào tạo theo nhu cầu thị trường

Thú y là ngành đang có nhu cầu nhân lực lớn và quy mô đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, trong đó có một số nhóm ngành nghề mức độ thiếu hụt nhân lực rất cao. Định hướng đào tạo chương trình Thú y tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tập trung vào các hướng chuyên ngành như sau:

  • Bác sĩ Thú cưng: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đầu tiên tại khu vực phía Nam có chuyên ngành Bác sĩ Thú cưng. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về công tác chẩn đoán (nhất là chẩn đoán hình ảnh), điều trị bệnh cho thú cưng, nghiên cứu chuyên sâu tập tính thú cưng, chăm sóc thẩm mỹ, đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc thú cưng đang rất cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
  • Bác sĩ bệnh học động vật: đào tạo các bác sĩ thú y có chuyên môn rộng, có khả năng chẩn đoán, điều trị nhiều nhóm động vật nhưng tập trung cao vào nhóm vật nuôi kinh tế như heo, trâu, bò, gà, vịt, chim cút,…, có khả năng làm việc linh hoạt trong nhiều môi trường công việc khác nhau, từ kỹ thuật trang trại heo, bò, gà, vịt, chim cút,…đến các trung tâm xét nghiệm, cứu hộ động vật.
  • Dược thú y: đào tạo các chuyên môn sâu về phát triển và sử dụng thuốc, có ưu thế khi làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất dược phẩm, dinh dưỡng bổ sung cho động vật hoặc các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm thú y.
  • Bác sĩ Thú y thủy sản (Ngư y): với kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trên đối tượng động vật dưới nước, bác sĩ thú y chuyên ngành Thú y thủy sản có thế mạnh khi làm việc cho các công ty nuôi trồng thủy sản, các trung tâm xét nghiệm chẩn đoán bệnh thủy sản, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, thuốc thủy sản, tư vấn chăm sóc cá, tôm, rùa…
 
Cơ hội nghề nghiệp của bác sỹ thú y sau khi ra trường

 

  • Bác sĩ Thú y tại các phòng mạch, bệnh viện thú y;
  • Tự kinh doanh (mở phòng khám, pet shop, công ty sản xuất thuốc, sản phẩm phục vụ vật nuôi);
  • Bác sĩ tại các trang trại chăn nuôi heo, bò, gà, vịt, chim cút, các trang trại nuôi trồng thủy sản,…;
  • Nhân viên dịch tễ;
  • Nhân viên về bệnh dinh dưỡng và sử dụng dinh dưỡng trong điều trị bệnh động vật;
  • Nhân viên kinh doanh thuốc thú y;
  • Chuyên viên phát triển thuốc thú y;
  • Giảng viên, Nghiên cứu viên tại các Trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu;
  • Nhân viên khuyến nông, khuyến ngư, Nhân viên y tế, Kiểm dịch viên động vật, kiểm soát giết mổ tại các cục, chi cục, trạm thú y địa phương;
  • Nhân viên quản lý dịch bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi và thú y cộng đồng;
  • Chuyên gia chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá, cua…);
  • Nhân viên tại các trang trại nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn sinh học và môi trường nuôi;
  • Bác sĩ tại các vườn thú, khu bảo tồn;
  • Chuyên viên bảo tồn và phục hồi sức khỏe động vật hoang dã.