MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Sau khóa học, người học sẽ lãnh hội được các kiến thức và kĩ năng:
- Hiểu được lý thuyết về phân tích định tính và phân tích định lượng và những ứng dụng của chúng trong tự nhiên;
- Hiểu được qui trình xử lý mẫu phân tích;
- Đánh giá được hàm lượng của cấu tử có trong mẫu phân tích thông qua phương pháp chuẩn độ axit – bazơ, chuẩn độ oxy hóa khử, chuẩn độ tạo phức, chuẩn độ kết tủa;
- Nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thực hành định lượng bằng phương pháp hóa học: an toàn PTN, sử dụng dụng cụ đo, pha chế hóa chất, kỹ thuật định phân, xác định điểm dừng định phân, tính kết quả, xử lý số liệu, đánh giá kết quả;
- Thành thạo sử dụng thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Khả năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề liên quan đến kết quả phân tích;
- Biết lựa chọn được phương pháp định lượng phù hợp như phương pháp phân tích thể tích, phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích công cụ dựa theo yêu cầu về độ chính xác, giá thành của một mẫu, bản chất của cấu tử;
- Thực hành thành thạo các phản ứng nhận biết các chất điện li, giải thích được các quy luật và tương tác ion trong dung dịch, có kĩ năng thực hành về cân phân tích, chuẩn độ thể tích;
- Có khả năng nhận dạng, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa phân tích;
- Có khả năng liên hệ và vận dụng những kiến thức hóa phân tích vào những ngành khoa học khác, đặc biệt là sinh hóa.
ĐÀO TẠO GẮN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP
Gắn kết đào tạo giữa Khoa và Doanh nghiệp là yêu cầu khách quan trên tinh thần nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”. Do đó, đề cương chi tiết học phần được xây dựng dựa trên sự đóng góp ý kiến của các bên liên quan trong đó có ý kiến của doanh nghiệp.
Giảng viên doanh nghiệp là chiếc cầu nối sinh viên với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa 2 bên và đồng thời tận dụng những kiến thức va chạm thực tế để đưa vào giảng dạy. Kiến thức mà họ giảng dạy cho sinh viên được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, đó là sự trải nghiệm khi họ làm kinh doanh, chứ không hoàn toàn là lý thuyết suông. Bên cạnh đó, người giảng viên doanh nghiệp còn đóng vai trò là một nhà nghiên cứu. Các thông tin được cập nhật kịp thời khi đưa vào giảng dạy. Vì vậy, học phần lý thuyết được tổ chức dưới sự tham gia của các giảng viên cơ hữu và các giảng viên doanh nghiệp (Viện Kỹ thuật cao, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM,…)
Sinh viên trong giờ thực hành hóa phân tích
Với triết lý giáo dục “thực học, thực hành” học phần thực hành được Khoa liên kết với Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.HCM, viện công nghệ cao Đại học Nguyễn Tất Thành… từ đó sinh viên có thể trãi nghiệm doanh nghiệp thực tế nhằm giúp sinh viên nâng cao về kiến thức và kỹ năng, mà quan trọng hơn hết là sinh viên định hình được thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp trong học tập cũng như công việc để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực.
Trúc Hà