Công nghệ thủy canh được áp dụng từ thế kỷ 17, với nhu cầu chủ động về nông sản sạch, không ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Mô hình có thể lắp đặt tại sân thượng, lan can và những khoảng không nhỏ nên rất phù hợp cho quy mô hộ gia đình.
Trồng cây trong dung dịch (thủy canh) là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, phương pháp trồng rau bằng dung dịch thủy canh đựng cố định trong các thùng xốp hoặc các khay nhựa chuyên dụng. Cây được trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể như cát, trấu, than bùn, sơ dừa, …
Môi trường dinh dưỡng: là các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng, sắt cần thiết dưới dạng dung dịch lỏng cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng.
Hệ thống cần cung cấp đầy đủ ánh sáng để cây quang hợp hô hấp phát triển khỏe mạnh theo mong muốn.
Hiện nay, có 2 mô hình thuỷ canh được sử dụng phổ biến là: mô hình trồng rau thủy canh tĩnh và mô hình trồng rau thủy canh động.
Mô hình thủy canh động trồng rau xà lách
Về ưu – nhược thủy canh tĩnh
Giúp tiết kiệm chi phí, công sức chăm sóc cây trồng. Năng suất cao, chất lượng rau đảm bảo sạch và ổn định. Ít bị ảnh hưởng bởi môi trường; chủ động vể mùa vụ và đa dạng của các loại rau. Có thể điều chỉnh dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của cây, hạn chế sâu bệnh phá hại. Tuy nhiên, thường tốn khá nhiều diện tích bởi thùng chứa và bồn dung dịch dinh dưỡng. Hệ thống thủy canh tĩnh quá trình trao đổi khí kém, cây thường bị thối rễ; ảnh hưởng quá trình phát triển phát triển của cây, có thể khiến cây bị chết.
Ngoài ra, hệ thống thường bị bọ gậy, rêu bám vào trong thùng chứa dung dịch dinh dưỡng.
Trong khi đó, mô hình thủy canh hồi lưu có sử dụng hệ thống bơm dung dịch tự động cung cấp dinh dưỡng tuần hoàn cho cây. Dinh dưỡng luân chuyển cung cấp nguồn oxy đến từng cây, kích thích sinh trưởng và phát triển cây trồng. Mô hình có ở áp dụng trên quy mô gia đình lẫn quy mô công nghiệp.
Mô hình thủy canh tĩnh trồng rau cải
Về ưu – nhược thủy canh hồi lưu
Sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng nên mô hình thủy canh hồi lưu giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và trao đổi chất nhanh hơn, phát triển mạnh đảm bảo năng suất cao, tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ chế tự động tiết kiệm thời gian chăm sóc. Nhược điểm lớn là có chi phí đầu tư ban đầu khá tốn kém. Không phù hợp với một số loại cây trồng ăn quả lâu năm, các loại củ.
Một số mô hình thủy canh trồng rau sạch phổ biến
Một số mô hình trồng rau thủy canh phổ biến
Mô hình giàn thẳng đứng; mô hình cắt ngang; kệ trồng rau thủy canh chữ A; mô hình trồng rau thủy canh giàn treo.
Phương Hoa