Công nghệ sinh học là gì? Đây là một trong những ngành học hấp dẫn với sự kết hợp giữa lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ. Hiện nay số lượng sinh viên đăng ký vào chuyên ngành công nghệ sinh học có tỷ lệ khá cao nhưng phần lớn các bạn sinh viên lại không đủ kiến thức và thông tin để hiểu được nội dung cốt lõi của ngành, không biết ngành học này có xu hướng phát triển như thế nào? Có trở thành một ngành nghề thu hút hay không? Cơ hội việc làm của ngành ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thêm về ngành công nghệ sinh học qua bài viết sau để lựa chọn được hướng đi phù hợp với mình nhất.
Vì sao công nghệ sinh học trở thành mũi nhọn phát triển
Công nghệ sinh học là một ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, vi sinh vật học, di truyền học, sinh hóa học, công nghệ học,… vận dụng các quy luật và đặc tính của sinh vật kết hợp với sự hỗ trợ từ các thiết bị khoa học kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm, sản xuất ở quy mô công nghiệp để phục vụ lợi ích của con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
Một số thành quả được tạo ra từ quá trình nghiên cứu công nghệ sinh học như: hóa chất, chủng loại gen, giống vật nuôi – cây trồng, điều chế y khoa,…
Công nghệ sinh học được phân chia thành 3 cấp độ:
- Công nghệ sinh học truyền thống: các hoạt động chế biến thực phẩm như ủ phân, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại,…
- Công nghệ sinh học cận đại: những sản phẩm từ công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật phục vụ cho các hoạt động sản xuất ở quy mô công nghiệp.
- Công nghệ sinh học hiện đại: sử dụng những phương pháp kỹ thuật thay đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những sinh vật mới hoặc “cưỡng chế” những sinh vật này tạo ra protein hoặc các sản phẩm mà vốn dĩ ban đầu những sinh vật này không tạo ra được.
Hiện nay, những yêu cầu về đời sống ngày càng tăng cao, đòi hỏi sự hoàn thiện, đầy đủ. Điều này khiến cho hoạt động sản xuất công nghiệp cần được phát triển một cách hoàn thiện hơn, đáp ứng được những vấn đề về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,… Nhà nước ta cũng định vị ngành công nghệ sinh học như một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, góp phần đóng góp liên ngành trong quá trình phát triển đất nước.
Trước tình hình này, ngành công nghiệp sinh học dần dần trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn trong thời đại công nghệ cao hiện nay. Những công việc vận hành, bảo trì các thiết bị nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu phát triển sản phẩm sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều phụ thuộc rất lớn vào vai trò của những chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học này.
Học ngành công nghệ sinh học thì có thể làm việc gì?
Công nghệ sinh học và cơ hội việc làm như thế nào? Mặc dù ngành công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực được Nhà nước tập trung nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển nhưng hiện nay lực lượng đội ngũ trình độ cao được đào tạo tại các trường đại học hoàn toàn không đáp ứng đủ số lượng cho những trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và rất nhiều cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ sinh học. Đây chính là cơ hội tốt cho các cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể lựa chọn được việc làm có mức lương và chế độ ưu đãi hấp dẫn.
Sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể lựa chọn cho mình những công việc như: chuyên viên nghiên cứu – chuyên viên phân tích – chuyên viên kiểm tra tại các phòng nghiên cứu, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu công nghệ vi sinh – công nghệ sinh học thực vật – công nghệ sinh học động vật; kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm;… Nếu bạn là những người có đam mê với việc giảng dạy thì bạn hoàn toàn có thể học tiếp lên cao học và trở thành giảng viên tại các trường đại học.
Hiện nay, những nước phát triển đang có xu hướng tiếp cận, đầu tư và xây dựng cơ sở tại Việt Nam. Khi đã đầu tư xây dựng cơ sở tại đây, những quốc gia này sẽ lập những phòng nghiên cứu R&D, đây là điều mà nhà nước Việt Nam đang cố gắng đàm phán với các quốc gia khác để tạo bệ phóng giúp cho đất nước phát triển. Điều này cũng mang đến cho những chuyên viên công nghệ sinh học rất nhiều cơ hội, tiếp cận những phương pháp, kiến thức mới và công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Ngành công nghệ sinh học Đại học Nguyễn Tất Thành
Ngành công nghệ sinh học đang được triển khai giảng dạy tại rất nhiều trường đại học và Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong những trường đại học có chất lượng đào tạo ngành hàng đầu trên cả nước. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã triển khai đào tạo ngành Công nghệ sinh học cho đến hiện tại đã được 9 năm. Trong 9 năm qua, các giảng viên của trường đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước. Trong số nghiên cứu khoa học này, Khoa công nghệ sinh học có 3 ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC, 5 đề tài đạt cấp Bộ/TỈNH/THÀNH, hơn 90 đề tài cấp Trường và rất nhiều đề tài nghiên cứu của sinh viên. GIẢNG VIÊN CỦA KHOA ĐÃ CÔNG BỐ TRÊN 200 BÀI BÁO, TRONG ĐÓ GẦN 100 BÀI TRÊN CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ CÓ UY TÍN THUỘC DANH MỤC ISI/SCOPUS.
Các sinh viên khi theo học tại Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ được đào tạo kiến thức cơ sở, nền tảng về hóa sinh học, kỹ thuật công nghệ và phụ thuộc vào từng chuyên ngành mà sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu cụ thể.
Khoa công nghệ sinh học của Đại học Nguyễn Tất Thành sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, có các phòng nghiên cứu với các thiết bị kỹ thuật tiên tiến thường được trang bị tại những trung tâm nghiên cứu. Những bạn sinh viên vừa được học lý thuyết vừa được tham gia nghiên cứu thực tế. Đặc biệt hơn cả là những bạn sinh viên năm 2 sẽ được trường tạo điều kiện cho tham gia những đề tài nghiên cứu mới dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn từ những giảng viên của khoa.
Một số chuyên ngành của khoa công nghệ sinh học
Khoa công nghệ sinh học Đại học Nguyễn Tất Thành được chia thành 3 chuyên ngành bao gồm: Công nghệ sinh học Động vật & Y dược; Công nghệ sinh học Nông nghiệp; Quản trị Công nghệ sinh học. Đây là 3 chuyên ngành có tính ứng dụng cao nhất hiện nay.
Đối với chuyên ngành Công nghệ sinh học Động vật & Y dược – các bạn sinh viên có thể trở thành kỹ thuật viên, nghiên cứu viên thiên về lĩnh vực dược, động vật.
Chuyên ngành Công nghệ sinh học Nông nghiệp – các bạn sinh viên có thể trở thành chuyên viên kiểm định, nghiên cứu viên, chuyên viên sản xuất, quản lý, vận hành thiên về lĩnh vực nông nghiệp.
Chuyên ngành Quản trị Công nghệ sinh học – các bạn sinh viên có thể trở thành nghiên cứu viên, chuyên viên kiểm định thiên về lĩnh vực quản lý sản xuất, giải quyết các vấn đề về kinh doanh sản phẩm Công nghệ sinh học trong thực tiễn.
Trên đây là sơ bộ về những công việc, hướng phát triển mà sinh viên ngành công nghệ sinh học có thể lựa chọn. Ngành công nghệ sinh học không chỉ yêu cầu kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà cũng yêu cầu cao về kỹ năng mềm. Tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành những bạn sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ về cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, trình độ ngoại ngữ cao,… để có thể tham khảo tài liệu, quy trình vận hành, công nghệ của các nước phát triển; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm và giao tiếp sẽ hỗ trợ các bạn sinh viên nhiều trong quá trình phát triển và tìm việc làm, giúp các bạn tự tin thể hiện những kiến thức chuyên sâu của bản thân.
Ông Bỉnh Nguyên